Nhãn hiệu là gì?
Trong thời đại toàn cầu hóa kinh doanh hiện nay, nhãn hiệu trở thành một yếu tố tiếp thị không thể thiếu cho các doanh nghiệp. Nhãn hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường mà còn đóng một vai trò quan trọng trong việc xác nhận uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng. Do đó, khi đưa một nhãn hiệu ra thị trường, chúng ta cần đảm bảo rằng nó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể được bảo vệ một cách hiệu quả, tránh các rủi ro và phát triển tốt nhất trong tương lai.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một văn bản pháp lý xác nhận quyền sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu cho chủ sở hữu trên toàn quốc Việt Nam cho nhãn hiệu và nhóm sản phẩm/dịch vụ đã được đăng ký. Do đó:
– Nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân khác nhau cung cấp.
Phân loại nhãn hiệu như thế nào?
Phân loại nhãn hiệu là một hoạt động quan trọng về mặt lý thuyết và thực hành. Nó giúp nhận biết những đặc điểm riêng biệt của từng loại nhãn hiệu – những đặc điểm này không những ảnh hưởng đến cách người tiêu dùng nhận thức nhãn hiệu, đến tính năng của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn liên quan đến quá trình đăng ký nhãn hiệu. Phân loại nhãn hiệu cũng có tác động đến việc xác lập chính sách pháp lý cho mỗi loại nhãn hiệu và giúp phân định nhãn hiệu với các loại dấu hiệu khác như kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Nhãn hiệu có thể được chia theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: chia theo hình thức; chia theo số lượng chủ sở hữu của nhãn hiệu; chia theo mức độ nổi bật; chia theo tính năng của nhãn hiệu…
Nhãn hiệu được phân loại như sau:
– Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tổ chức tập thể mà các thành viên trong tổ chức dùng để phân biệt các hàng hóa, dịch vụ của mình với các hàng hóa dịch vụ của các thành viên ngoài tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu của tổ chức có nhiệm vụ kiểm soát và chứng nhận một số đặc tính cụ thể của các hàng hóa, dịch vụ. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ có đặc tính đó được phép sử dụng nhãn hiệu chứng nhận do chủ nhãn hiệu cấp.
– Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu giống hoặc gần giống nhau dùng cho các hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc liên quan đến nhau, do cùng một chủ sở hữu sở hữu.
Đăng ký nhãn hiệu giúp bạn:
- Có quyền sở hữu nhãn hiệu.
- Được bảo vệ bởi pháp luật.
- Sử dụng độc quyền nhãn hiệu.
- Ngăn chặn người khác lợi dụng, chiếm đoạt.
- Không vi phạm quyền nhãn hiệu của người khác.
- Có cơ sở để khai thác, sử dụng, chuyển giao nhãn hiệu.
Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tổ chức, cá nhân sẽ có thể gặp phải những rủi ro pháp lý như việc nhãn hiệu bị trùng lặp hoặc bị lạm dụng bởi các tổ chức, cá nhân khác để thu lợi không chính đáng.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là gì?
Giấy chứng nhận này chứa các thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu, mẫu nhãn hiệu, ngày đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ được bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu, ngày cấp giấy chứng nhận và các thông tin khác liên quan đến quyền sở hữu nhãn hiệu.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có vai trò rất quan trọng và là cơ sở để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu trước các bên khác.
Chủ sở hữu có thể sử dụng giấy chứng nhận này để giải quyết các tranh chấp pháp lý về quyền sở hữu nhãn hiệu, hoặc để yêu cầu các bên khác tuân thủ và tôn trọng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực trong 10 năm và có thể được gia hạn nhiều lần.
Gia hạn nhãn hiệu khi nào?
Thời gian bảo hộ cho một nhãn hiệu là 10 năm, kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Khi kết thúc thời gian này, khách hàng cần thực hiện các thủ tục cần thiết để gia hạn nhãn hiệu nếu muốn tiếp tục sử dụng.
Có hai thời điểm quan trọng để thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu:
– Gia hạn nhãn hiệu trước 06 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hiệu lực;
– Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong vòng 06 tháng sau khi nhãn hiệu hết hiệu lực.
Lưu ý: Nếu khách hàng gia hạn sau 06 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hiệu lực, họ sẽ phải trả thêm chi phí gia hạn muộn nhãn hiệu, tương đương với 10% tổng phí cho mỗi tháng gia hạn muộn.
Ví dụ: Một nhãn hiệu được nộp đơn vào ngày 1.1.2014, thì thời hạn nhãn hiệu sẽ hết hiệu lực vào ngày 1.1.2024 (khách hàng cần thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu trước khi nhãn hiệu hết hiệu lực trong vòng 6 tháng).
Lưu ý: Ngày được tính để gia hạn nhãn hiệu là ngày nộp đơn, KHÔNG phải là ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thủ tục gia hạn nhãn hiệu như thế nào?
Các bước để gia hạn nhãn hiệu là:
Bước 1: Xem ngày hết hạn nhãn hiệu: Chủ sở hữu cần biết nhãn hiệu của mình còn hiệu lực đến khi nào để chuẩn bị gia hạn. Thời hạn đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn trong 6 tháng trước hoặc sau ngày đó.
Bước 2: Làm hồ sơ gia hạn nhãn hiệu: Chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền sẽ tập hợp các thông tin cần thiết để gia hạn nhãn hiệu. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về hồ sơ ở phần dưới.
Bước 3: Gửi hồ sơ gia hạn đến Cục SHTT: Chủ sở hữu có thể chọn cách gửi hồ sơ là (i) trực tiếp (ii) qua bưu điện (iii) trực tuyến đến các địa chỉ mà chúng tôi đã cung cấp ở phần dưới của bài viết này.
Bước 4: Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ: Chủ sở hữu cần kiểm tra tình trạng hồ sơ để nếu cần thì sửa chữa hoặc bổ sung theo yêu cầu của cơ quan đăng ký (nếu có).
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận nhãn hiệu mới: Sau khi hồ sơ được duyệt, cục SHTT sẽ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu mới cho chủ sở hữu, có hiệu lực thêm 10 năm nữa.
Lệ phí (chi phí) gia hạn nhãn hiệu bao nhiêu tiền?
Để gia hạn nhãn hiệu, chủ sở hữu cần trả các khoản lệ phí sau, tùy thuộc vào (i) thời gian gia hạn nhãn hiệu (ii) số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ có chứa trong GCN đăng ký nhãn hiệu:
– Lệ phí duy trì hiệu lực: 100.000 VND,
– Lệ phí gia hạn trễ nhãn hiệu bằng 10% lệ phí gia hạn/trễ cho mỗi tháng;
– Phí xem xét yêu cầu gia hạn: 160.000 VND/1 bằng bảo hộ;
– Phí sử dụng bằng bảo hộ là 700.000 VND/01 nhóm;
– Phí công bố quyết định ghi nhận gia hạn nhãn hiệu: 120.000 VND/01 đơn gia hạn. Phí đăng bạ gia hạn: 120.000 VND.
Vậy, tổng lệ phí gia hạn nhãn hiệu là 1.100.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm
Lưu ý: Chi phí gia hạn nhãn hiệu trên chỉ là lệ phí nộp cho Cục sở hữu trí tuệ và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ nếu chủ sở hữu sử dụng dịch vụ gia hạn nhãn hiệu.
Lưu ý: Chi phí gia hạn nhãn hiệu trên chỉ là lệ phí nộp cho Cục sở hữu trí tuệ và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ nếu chủ sở hữu sử dụng dịch vụ gia hạn nhãn hiệu.
Hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu gồm những gì?
Để gia hạn nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị theo sau đây:
– Hai bản tờ khai theo mẫu quy định về việc gia hạn nhãn hiệu (Tờ khai theo Mẫu số 07 được quy định tại Phụ lục II đi kèm Nghị định số 65/2023/NĐ-CP của Chính phủ, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ)
– Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu gốc (nếu bạn muốn thời gian hiệu lực mới được ghi trên văn bằng bảo hộ)
Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải nộp giấy chứng nhận gốc khi thực hiện thủ tục gia hạn, nếu vậy thì thời gian hiệu lực mới sẽ được ghi trên đăng bạ quốc gia)
– Giấy ủy quyền cho tổ chức đại diện làm việc (Nếu có)
– Bản sao các chứng từ liên quan đến việc nộp phí, lệ phí theo quy định;
– Các tài liệu khác (nếu có).
Nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận nhãn hiệu ở đâu?
Để nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu, bạn có thể đến các địa điểm sau:
- Tại Hà Nội: Bạn có thể liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, địa chỉ là số 386 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Số điện thoại của Cục là 024 3858 3069.
- Tại Hồ Chí Minh: Bạn có thể đến số 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Đây là địa chỉ của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố. Số điện thoại và fax của Văn phòng là (08) 3920 8483, (08) 3920 8485 và (08) 3920 8486.
- Tại Đà Nẵng: Bạn có thể tìm đến số 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đây là địa chỉ của Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố. Số điện thoại, di động và fax của Văn phòng là (0511) 3889955, 0903502566 và (0511) 3889977.
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Nếu khách hàng không làm thủ tục gia hạn nhãn hiệu, văn bằng sẽ mất hiệu lực và nhãn hiệu của khách hàng có thể bị bên thứ ba đăng ký hoặc sử dụng.
Hậu quả pháp lý khi không tiến hành gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không làm thủ tục gia hạn nhãn hiệu trong 06 tháng kể từ ngày hết hạn, nhãn hiệu sẽ mất hiệu lực và chủ sở hữu sẽ không được sử dụng độc quyền nhãn hiệu này ở Việt Nam, nhãn hiệu của chủ sở hữu có thể bị cá nhân/tổ chức khác sử dụng.
Để có độc quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu phải nộp đơn đăng ký lại nhãn hiệu theo quy trình như đăng ký nhãn hiệu lần đầu. Việc này sẽ tốn thời gian và chi phí cho việc nộp đơn đăng ký lại.
Nếu chủ sở hữu không nộp đơn đăng ký lại trong 3 năm sau khi nhãn hiệu hết hạn, cá nhân/tổ chức khác có thể sử dụng nhãn hiệu này để đăng ký với thông tin chủ sở hữu mới và khi được cấp giấy chứng nhận, cá nhân/tổ chức này sẽ trở thành chủ sở hữu mới của nhãn hiệu đăng ký.
Thời gian thẩm định hồ sơ gia hạn nhãn hiệu bao lâu?
Theo Luật, thời hạn gia hạn nhãn hiệu chỉ là khoảng 1 tháng. Nhưng thực tế, do đơn đăng ký nhãn hiệu tăng nhanh nên thời gian gia hạn thường kéo dài hơn quy định, từ 2-3 tháng.
Dịch vụ luật sư tư vấn gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam
Các Luật sư Sở hữu trí tuệ của chúng tôi đều có nền tảng kiến thức vững chắc, thái độ nghiêm túc và kinh nghiệm thực tiễn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn SHTT:
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại
Điện thoại: 0916.303.656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY