Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết được xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Hiện nay, đã có 131 sản phẩm đã được đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý bởi các chủ sở hữu cho rằng nếu không đăng ký bảo hộ thì các sản phẩm có danh tiếng sẽ bị sử dụng trái phép gây thiệt hại cho người tiêu dùng và các nhà sản xuất. Bài viết dưới đây giới thiệu về thủ tục cũng như dịch vụ luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

Chỉ dẫn địa lý là gì?

Chỉ dẫn địa lý là một trong những quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nên việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là phương thức để bảo vệ quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý của tổ chức đó. Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia cụ thể. Bởi vì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về địa lý nên các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mang chất lượng và những đặc thù riêng do điều kiện địa lý nơi mà nó được sản xuất.

chỉ dẫn địa lý là gì

chi-dan-dia-ly-la-gi

Các điều kiện địa lý đó là các yếu tố tự nhiên như khí hậu, địa hình, hệ sinh thái,…; các yếu tố của con người như kỹ năng, quy trình sản xuất, kỹ năng

Ví dụ: Hoa hồi Lạng Sơn, Chè Shan Tuyết Mộc Châu, Thanh Long Bình Thuận,..

Ngoài ra, pháp luật còn quy định về chỉ dẫn địa lý đồng âm tại khoản 22a Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, đó là các chỉ dẫn địa lý có cách phát âm hoặc cách viết trùng nhau.

Ví dụ: Rượu Rioja là rượu được sản xuất từ 2 vùng khác nhau tại Canada và Argentina.

Ai được nộp đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

Theo khoản 1 Điều 88 Luật SHTT thì chỉ có Nhà nước mới được quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức, cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thì vẫn được thực hiện đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý nếu được Nhà nước cho phép.

Ví dụ: chỉ dẫn địa lý Chè Shan Tuyết Mộc Châu do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La đăng ký hay chỉ dẫn địa lý nước mắm Phú Quốc do Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc đăng ký.

Những điều kiện để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là gì?

Việc bảo chỉ dẫn địa lý mang lại rất nhiều lợi ích trên cả phương diện kinh tế, văn hóa lẫn xã hội. Tuy nhiên, không phải mọi sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý nào cũng đều được bảo hộ một cách dễ dàng mà phải đáp ứng các điều kiện chung quy định tại Điều 8 và các điều kiện đặc thù quy định tại Điều 79 Luật SHTT.

Thứ nhất, phải có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý

Ví dụ: nước mắm Phan Thiết có nguồn gốc từ Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Thanh long Bình Thuận có nguồn gốc từ Bình thuận,…

Thứ hai, phải có danh tiếng, chất lượng và đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định. Danh tiếng, chất lượng và đặc tính của sản phẩm được thể hiện cụ thể tại bản mô tả tính chất đặc thù khi đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều quan điểm cho rằng chỉ cần đáp ứng một trong ba thứ là danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính sản phẩm do điều kiện địa lý quyết định.

Ví dụ: Nho Ninh Thuận có những tính chất, chất lượng và đặc tính khác biệt so với các loại nho khác trên thị trường: dạng hình cầu, vỏ bóng và rất mỏng, quả chín có vị ngọt hài hòa với vị chua nhẹ. Các đặc tính của Nho Ninh Thuận do điều kiện địa lý của tỉnh Ninh Thuận quyết định như: nhiều nắng, nhiều gió, ít mưa, vùng trồng nho được bao bọc bởi núi và biển,…

Cơ sở pháp lý: Điều 79 Luật Sở hữu trí tuệ.

Những đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại Điều 79 Luật SHTT thì các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải không được thuộc một trong các trường hợp không được bảo hộ quy định tại Điều 80 Luật SHTT.

Một là, tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam. Tên rượu Champagne được người tiêu dùng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sử dụng như một tên gọi chung của loại rượu vang. Trong khi Champagne vốn là tên gọi của một vùng sản xuất rượu vang lâu đời ở Pháp. Do đó, chỉ dẫn địa lý “Champagne” của Pháp cho sản phẩm rượu không được bảo hộ tại Việt Nam vì nó đã trở thành tên gọi chung được người tiêu dùng biết đến rộng rãi.

Hai là, chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng. Chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ và sử dụng tại nước ngoài là minh chứng về nguồn gốc của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Do đó, nếu chỉ dẫn địa lý của nước ngoài không được bảo hộ tại quốc gia đó thì cũng không thể được bảo hộ tại Việt Nam.

Ba là, chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa. Ví dụ như nhãn hiệu nổi tiếng MONT BLANC được đăng ký cho một hãng sản xuất bút máy. Nếu MONT BLANC được đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì sẽ khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn giữa nguồn gốc của các sản phẩm. Do đó, nếu chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý nữa.

Bốn là, chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. Ví dụ như con Ngán tỉnh Quảng Ninh được đăng ký chỉ dẫn địa lý thì con Ngán huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình không thể được đăng ký chỉ dẫn địa lý nữa để tránh gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý giữa tỉnh Quảng Ninh và huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Cơ sở pháp lý: Điều 80 Luật SHTT.

Cách xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Pháp luật chỉ ghi nhận quyền đối với chỉ dẫn địa lý trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua thủ tục đăng ký.

cách xác lập quyền đối với chỉ dẫn địa lý

cach-xac-lap-quyen-doi-voi-chi-dan-dia-ly

Theo đó, người có thẩm quyền được đăng ký bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý phải nộp hồ sơ, tài liệu cần thiết đến Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng. Sau đó chờ Cục SHTT xử lý đơn và ra quyết định cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ.

Các tài liệu, hồ sơ cần thiết để yêu cầu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Các tài liệu tối thiểu phải có:

– 02 Tờ khai đăng ký Chỉ dẫn địa lý;

– Bản mô tả chất lượng, tính đặc thù hoặc danh tiếng của sản phẩm;

– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác:

– Giấy uỷ quyền (nếu có);

– Giấy tờ, hồ sơ xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Giấy tờ, hồ sơ xác nhận quyền đăng ký;

– Giấy tờ, hồ sơ xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Giấy tờ, hồ sơ chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Tham khảo bài viết: Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Trình tự, thủ tục xử lý đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Trình tự xử lý đơn bao gồm: nộp đơn, tiếp nhận đơn, xử lý đơn và quyết định cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ.

Chủ thể được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để tiến hành nộp đơn đến Cục SHTT. Đơn đăng ký sẽ được tiếp nhận và ghi nhận số đơn vào các tờ khai, sau đó, đơn đăng ký sẽ được xem xét theo trình tự.

Đầu tiên là được thẩm định hình thức để đánh giá tính hợp lệ trong thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Trường hợp đơn không hợp lệ sẽ bị từ chối  chấp nhận đơn và Cục SHTT sẽ ra thông báo lý do từ chối và trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có thông báo từ chối của Cục thì người nộp đơn có thể ý kiến hoặc sửa chữa theo yêu cầu của Cục. Trường hợp đơn hợp lệ thì Cục sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và công bố trên công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ khi có quyết định. Từ ngày công bố cho đến trước ngày cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ bên thứ ba nào nếu cảm thấy chỉ dẫn địa lý đó có thể xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình đều có quyền phản đối việc cấp văn bằng đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý. Tiếp theo đơn đăng ký sẽ tiếp tục được thẩm định nội dung của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ có các đối tượng được nêu trong đơn đăng ký và thời hạn để thực hiện công việc này có thể kéo dài từ 06 tháng đến 01 năm vì nhiều lý do khách quan. Trường hợp không đáp ứng các điều kiện bảo hộ, Cục SHTT ra thông báo từ chối cấp văn bằng và trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày ra thông báo thì người nộp đơn có thể giải trình hoặc sửa chữa theo yêu cầu của Cục. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng điều kiện bảo hộ thì Cục ra thông báo dự định cấp văn bằng và trong vòng 03 tháng kể từ ngày ra thông báo thì người nộp đơn phải hoàn thành việc đóng các khoản phí và lệ phí. Cuối cùng, sau khi đã hoàn thành mọi thủ tục theo yêu cầu thì Cục SHTT sẽ cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý và ghi nhận vào sổ đăng bạ quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 108 – 119a Luật SHTT.

Phí và lệ phí đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý

– Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ

– Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 VNĐ

– Phí thẩm định nội dung: 1.200.000 VNĐ

Nội dung của quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Trên thực tế, tồn tại ba nhóm chủ thể có quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm: chủ sở hữu, chủ thể được trao quyền quản lý và chủ thể được trao quyền sử dụng.

Các chủ thể được trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý không đồng thời là chủ thể sử dụng chỉ dẫn địa lý. Theo đó, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý hoặc những cơ quan tổ chức được UBND UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trao quyền sẽ thực hiện các quyền quản lý đối với chỉ dẫn địa lý. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý sẽ có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý nếu việc sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm g, h khoản 2 Điều 125 Luật SHTT.

Đối với quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý thì mọi tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đều có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó nếu đảm bảo được danh tiếng vốn có của địa phương. Theo đó, họ được gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; được lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; được nhập khẩu hàng hoá có mang CDĐL được bảo hộ.

Đối với quyền ngăn cấm sử dụng chỉ dẫn địa lý thì các chủ thể không có quyển hoặc không được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hoặc ngăn cấm các sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đã nêu nhưng lại gắn chỉ dẫn địa lý lên hàng hóa. Việc này gây ảnh hưởng đến tình trạng sản xuất, kinh doanh của các chủ thể có quyền, gây tác động xấu đến danh tiếng, uy tín và chất lượng của sản phẩm với người tiêu dùng.

Cơ sở pháp lý: Điều 124, 125 Luật SHTT.

Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý

Một khi chỉ dẫn địa lý được cấp văn bằng bảo hộ thì chỉ dẫn địa lý đó được bảo hộ vô thời hạn. Tuy nhiên, nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý không còn danh tiếng, chất lượng hay đặc tính riêng biệt do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quốc gia tương ứng với chỉ dẫn địa lý thì văn bằng bảo hộ bị mất hiệu lực.

Cơ sở pháp lý: khoản 7 Điều 93 và điểm g khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.

Tham khảo bài viết: Thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế

Dịch vụ Luật sư tư vấn về thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nguyễn và Cộng sự

Nguyễn và Cộng sự tự tin sẽ cung cấp cho quý khách hàng trải nghiệm tốt nhất về dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Bởi lẽ, chúng tôi có đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, đầy kinh nghiệm và có thái độ trung thực, tận tâm với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, đặc biệt là các công việc liên quan đến thủ tục đăng ký cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp.

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn

Website: https://nvcs.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY