Mục đích bảo hộ nhãn hiệu
Bảo hộ nhãn hiệu là hoạt động của nhà nước thông qua việc ban hành và thực thi các quy định pháp luật, nhằm xác nhận và bảo đảm quyền lợi của các chủ sở hữu đối với nhãn hiệu và ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm của bên thứ ba đối với nhãn hiệu. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc còn gọi là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm mục đích xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.
Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có giá trị từ ngày được cấp cho đến 10 năm sau ngày nộp hồ sơ. Nhãn hiệu có thể được gia hạn liên tục nhiều lần, mỗi lần 10 năm. Chủ nhân nhãn hiệu phải trả lệ phí để gia hạn văn bằng bảo hộ nếu muốn duy trì hiệu lực của nó. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ mất hiệu lực nếu chủ nhân nhãn hiệu không trả lệ phí duy trì hoặc gia hạn theo quy định.
Gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là thủ tục cần thiết để bảo vệ nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ. Nhãn hiệu có thể được gia hạn liên tục nhiều lần, mỗi lần 10 năm cho toàn bộ hoặc một phần danh mục sản phẩm, dịch vụ. Để gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ nhân nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn và các khoản phí liên quan cho Cục Sở hữu trí tuệ, bao gồm phí thẩm định, phí gia hạn, phí sử dụng, phí đăng bạ và phí công bố quyết định gia hạn. Nếu nộp đơn yêu cầu gia hạn trễ hơn thời hạn trên nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mất hiệu lực, chủ nhân nhãn hiệu phải trả thêm 10% phí gia hạn cho mỗi tháng trễ hạn.
Tại sao cần nộp đơn gia hạn nhãn hiệu
Đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu mang lại nhiều lợi thế cho chủ sở hữu nhãn hiệu. Khi nhãn hiệu được bảo vệ bởi pháp luật, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có quyền độc nhất về lợi ích kinh doanh từ nhãn hiệu của mình trong thời gian bảo hộ như:
Đặt nhãn hiệu được bảo hộ lên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giao dịch trong hoạt động kinh doanh. Lưu hành, bán hàng, quảng bá để bán, cất giữ để bán sản phẩm có nhãn hiệu được bảo hộ; Nhập khẩu sản phẩm, dịch vụ có nhãn hiệu được bảo hộ. Tránh gây nhầm lẫn: Đảm bảo rằng khách hàng có thể phân biệt sản phẩm của các công ty khác nhau. Giúp cho các công ty tạo ra sự đặc biệt cho sản phẩm của mình. Tạo cơ hội để cấp phép và tạo thu nhập thông qua phí cấp phép; Nhãn hiệu có thể là một yếu tố quan trọng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền thương mại; Nhãn hiệu có thể là một bí mật thương mại có giá trị; Khuyến khích các công ty đầu tư vào việc duy trì chất lượng sản phẩm để không lừa dối người tiêu dùng. Tất cả các lợi thế trên chỉ có thể được khi chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và nó sẽ bị mất đi nếu chủ sở hữu không kịp thời gia hạn nhãn hiệu cho mình.
Dù đã đăng ký nhãn hiệu thành công thì chủ sở hữu cũng không được bỏ qua mà phải tiếp tục theo dõi, chú ý các thời điểm gia hạn nhãn hiệu của mình để có thể bảo đảm tối đa lợi thế.
Mục đích của việc gia hạn nhãn hiệu
Thủ tục gia hạn có mục đích duy trì tính đồng nhất của hệ thống nhãn hiệu và bảo đảm rằng các lợi ích của nhãn hiệu được sử dụng đúng mục đích (sử dụng hiệu quả, chính xác, kiểm soát chặt chẽ nhãn hiệu, ngăn ngừa sự pha trộn hoặc giảm sức mạnh nhãn hiệu). Bên cạnh đó, việc duy trì và gia hạn nhãn hiệu cũng giúp cân bằng giữa việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp và đảm bảo quyền cạnh tranh công bằng trên thị trường bằng cách ngăn chặn việc “đánh cắp” nhãn hiệu hoặc ngăn chặn việc một cá nhân/tổ chức cố ý ngăn người khác sử dụng các nhãn hiệu không được sử dụng trong thương mại. Gia hạn nhãn hiệu cũng đảm bảo rằng các nhãn hiệu không còn được sử dụng trong thương mại sẽ được cá nhân/tổ chức khác sử dụng thay vì chiếm chỗ trong hệ thống nhãn hiệu và do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Gia hạn nhãn hiệu ở đâu?
Hiện nay, bạn có thể lựa chọn hai cách để nộp hồ sơ, cụ thể là:
Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp
Bạn có thể nộp đơn yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các địa chỉ của Cục Sở hữu Trí tuệ, cụ thể:
Địa chỉ của Cục Sở hữu Trí tuệ như sau:
– Trụ sở: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến
Bạn có thể nộp hồ sơ gia hạn Giấy chứng nhận nhãn hiệu trực tuyến bằng cách sử dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ theo đường link sau: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do
Để thực hiện gia hạn theo cách này, bạn cần có chữ ký số (hay còn được gọi là USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.
Hồ sơ gia hạn nhãn hiệu bao gồm những gì?
Đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu bao gồm 01 bộ tài liệu như sau:
– Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, tuân theo Mẫu 02-GH/DTVB quy định tại Phụ lục C Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu); Giấy ủy quyền (trường hợp nộp đơn qua đại diện);
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp thẳng vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Thủ tục gia hạn nhãn hiệu như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị và gửi hồ sơ gia hạn nhãn hiệu
Khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sắp hết hiệu lực, chủ sở hữu nhãn hiệu cần chuẩn bị và gửi đơn yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đơn có thể được gửi trực tiếp đến trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc qua bưu điện đến hai Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn yêu cầu gia hạn trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận đơn. Trong trường hợp đơn không hợp lệ hoặc không tuân thủ thủ tục quy định; hoặc người yêu cầu gia hạn không phải là chủ sở hữu của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thông báo dự định từ chối gia hạn. Thông báo này sẽ nêu rõ lý do và đưa ra thời hạn 02 tháng kể từ ngày thông báo để người yêu cầu chỉnh sửa hoặc phản đối.
Bước 3: Kết quả gia hạn nhãn hiệu
Nếu đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định gia hạn, ghi chú vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (nếu được yêu cầu), và công bố quyết định gia hạn trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng kể từ ngày quyết định được ra. Sau khi quy trình gia hạn hoàn tất, nếu chủ sở hữu yêu cầu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ghi chú quyết định gia hạn vào Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ sở hữu cần thực hiện thủ tục sửa đổi văn bản bảo hộ và nộp phí, lệ phí theo quy định.
Trong trường hợp đơn gia hạn có thiếu sót, nếu sau thời hạn ấn định mà người yêu cầu không chỉnh sửa hoặc chỉnh sửa không đạt yêu cầu, hoặc không có phản đối hoặc phản đối không chấp nhận được, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ quyết định từ chối gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Chi phí gia hạn nhãn hiệu bao nhiêu?
Theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC, từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2022, lệ phí sở hữu công nghiệp giảm 50% so với mức thu lệ phí quy định tại Mục A Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC đi kèm.
Lệ phí gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/06/2022 là 50.000 đồng; từ ngày 01/07/2022 trở đi là 100.000 đồng. Lệ phí gia hạn hiệu lực trễ hạn (cho mỗi tháng nộp trễ): Từ ngày 01/01/2022 đến hết ngày 30/06/2022 là 5.000 đồng; từ ngày 01/07/2022 trở đi là 10.000 đồng. Phí để xem xét thẩm định yêu cầu gia hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 160.000 +đồng/văn bằng bảo hộ; Phí công bố thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đồng/đơn; Phí đăng bạ thông tin về sở hữu công nghiệp: 120.000đồng/văn bằng bảo hộ; Phí sử dụng văn bằng bảo hộ: 700.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Thời hạn để gia hạn hiệu lực giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu?
Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đúng hạn
Để duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn.
Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu quá hạn
Để duy trì hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cần nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hạn. Nếu nộp đơn muộn hơn thời hạn quy định, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp thêm 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.
Trường hợp không gia hạn đăng ký nhãn hiệu theo thời hạn quy định
Nếu chủ đơn không nộp đơn gia hạn nhãn hiệu đúng hạn trong vòng 06 tháng kể từ ngày nhãn hiệu hết hạn, thì chủ đơn sẽ không thể thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu (kể cả khi chịu phạt gia hạn muộn). Do đó, chủ đơn phải nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu nếu muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu và sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới.
Trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền đối với nhãn hiệu
Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không muốn sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký nữa thì sau 05 năm từ ngày nhãn hiệu hết hạn, chủ thể khác có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mới để nhận được văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu đó.
Ví dụ về thời hạn gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Ví dụ: Ngày 1/01/2012 nộp đơn đăng ký nhãn hiệu. Vào ngày cuối năm 2013, nhãn hiệu sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu do Cục Sở hữu trí tuệ cấp. Hiệu lực nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày 01/01/2012 đến ngày 01/01/2022. Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu cần nộp hồ sơ gia hạn nhãn hiệu từ ngày 30/06/2021 đến ngày 31/12/2021. Khoảng thời gian nộp muộn đơn xin gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu kéo dài từ đầu năm 2022 đến cuối tháng 6 năm 2022. Sau ngày 30/06/2022 chủ đơn muốn tiếp tục sử dụng nhãn hiệu phải nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu mới cho nhãn hiệu đã hết hạn. Sau ngày 01/01/2026 nếu chủ sở hữu không nộp lại đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã hết hạn thì quyền nộp đơn và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu này sẽ thuộc về người nộp đơn đầu tiên.
Gia hạn nhãn hiệu muộn có bị phạt không?
Gia hạn nhãn hiệu trễ là trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu không kịp gia hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật trong thời gian quy định. Theo luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và các văn bản hướng dẫn liên quan thì không có quy định rõ ràng về việc xử lý khi gia hạn nhãn hiệu trễ. Do đó khi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã hết hạn, chủ sở hữu vẫn có thể nộp đơn xin gia hạn. Tuy nhiên đơn xin gia hạn chỉ được nộp trễ nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu mất hiệu lực. Nếu gia hạn trễ thì chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp lệ phí gia hạn cộng thêm 10 % lệ phí gia hạn cho mỗi tháng chậm nộp hồ sơ gia hạn.
Thực tế thì có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chủ sở hữu nhãn hiệu không để ý đến thời hạn của văn bằng bảo hộ, dẫn đến việc bỏ sót việc gia hạn đăng ký nhãn hiệu khi hết hạn. Trong trường hợp gia hạn trễ quá thời hạn mà chủ nhãn hiệu vẫn không thực hiện thủ tục gia hạn thì hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ. Vì vậy, việc gia hạn nhãn hiệu đúng thời hạn là rất quan trọng để tránh trường hợp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu bị mất hiệu lực. Nếu đã quá thời hạn thì chủ nhãn hiệu vẫn có cơ hội nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau khi hết hiệu lực. Chủ nhãn hiệu đã được cấp bằng sẽ có 05 năm kể từ ngày hết hiệu lực để nộp đơn gia hạn và được đảm bảo rằng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ được cấp lại. Do đó, trong vòng 05 năm kể từ ngày hết hiệu lực người khác không thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để chiếm đoạt quyền đăng ký nhãn hiệu của chủ sở hữu ban đầu.
Quên không gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu người khác có quyền đăng ký nhãn hiệu không?
Sau khi vượt quá thời hạn có thể nộp hồ sơ gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu đã được cấp bằng có 05 năm kể từ ngày giấy chứng đăng ký nhãn hiệu hết hạn để nộp đơn lại và được đảm bảo sẽ được cấp lại văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, trong vòng 05 năm kể từ ngày nhãn hiệu mất hiệu lực những người khác nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mất hiệu lực vẫn không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Dịch vụ luật sư tư vấn gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam
Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi là đội ngũ Luật sư Sở hữu trí tuệ chuyên nghiệp, có nền tảng kiến thức chắc chắn, thái độ làm việc nghiêm túc và nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về các bước thực hiện thủ tục gia hạn nhãn hiệu tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn SHTT:
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại
Điện thoại: 0916.303.656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY