Chuyển giao nhãn hiệu là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) “chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.” Do đo, có thể hiểu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (chuyển giao nhãn hiệu) là hoạt động mà chủ sở hữu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình trong 1 phạm vi và thời hạn nhất định được thỏa thuận bởi các bên.
Điều kiện chuyển giao nhãn hiệu
Vì tính chất đặc biệt của nhãn hiệu khi đưa vào giao dịch nên việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu- logo cũng phải thỏa mãn những điều kiện như sau:
- Chủ sở hữu của nhãn hiệu- logo chỉ được chuyển giao quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ và không được chuyển giao toàn bộ các quyền sử dụng của nhãn hiệu- logo.
- Việc chuyển nhượng nhãn hiệu- logo này không được gây ra nhầm lẫn về tính chất, nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quyền đối với nhãn hiệu- logo chỉ được chuyển giao cho chủ thể đáp ứng điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)
Một số hạn chế chuyển giao QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU- LOGO:
Bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn liệu- logo nêu trên. Hoạt động chuyển giao nhãn hiệu- logo còn phải lưu ý một số hạn chế được pháp luật quy định như sau:
- Quyền sử dụng nhãn hiệu- logo tập thể (đồng sở hữu) không được phép chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của đồng chủ sở hữu nhãn hiệu- logo tập thể đó;
- Bên nhận chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ khi có được sự đồng ý của bên chuyển quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 142 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)
- Bên nhận chuyển quyền trong quá trình sử dụng nhãn hiệu- logo có nghĩa vụ phải ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu nào để thông báo cho người tiêu dùng tránh việc nhầm lẫn theo quy định tại khoản 4 Điều 142 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019, 2022)
Phân biệt hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với một số loại hợp đồng khác
- Phân biệt hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng và hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu do có những đặc điểm về chủ thể, hình thức, mục đích hợp đồng tương tự nhau nên rất dễ bị nhầm lẫn khi áp dụng trên thực tế, do đó cần phải có sự phân biệt để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra từ việc nhầm lẫn này.
Trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (hay còn gọi là li–xăng nhãn hiệu), bên chuyển giao vẫn tiếp tục sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đó, họ chỉ cho phép bên nhận chuyển giao (bên nhận li-xăng) được sử dụng nhãn hiệu của mình trong giới hạn nhất định.
Trong hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu ((bán) quyền sở hữu nhãn hiệu), quyền sở hữu nhãn hiệu được chuyển từ bên nhượng quyền (người bán) sang bên nhận chuyển nhượng (người mua), theo đó bên nhận chuyển nhượng sẽ có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt nhãn hiệu được chuyển nhượng. Đây là hình thức giao dịch một lần với mức giá thỏa thuận.
Ngoài ra, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu còn bị giới hạn về không gian và thời gian mà nhãn hiệu được chuyển nhượng trong hợp đồng phải được ghi theo không gian và thời gian bảo hộ nhãn hiệu được ghi trong văn bằng bảo hộ của nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, giới hạn về không gian và thời gian mà nhãn hiệu được chuyển giao quyền sử dụng trong hợp đồng còn có thể phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên, miễn sao thỏa thuận giới hạn về không gian và thời gian đó phù hợp với không gian và thời gian mà nhãn hiệu đó được bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ.
- Phân biệt hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với hợp đồng chuyển nhượng tên thương mại
Tên thương mại được hiểu là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Trong thực tế kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp đã lấy chính tên thương mại của mình để làm nhãn hiệu cho hàng hóa mà mình sản xuất ra hoặc dịch vụ do mình cung cấp. Ví dụ như: Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên với sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu Trung Nguyên; công ty cổ phần sữa Việt Nam có tên viết tắt là Vinamilk với sản phẩm sữa tươi có nhãn hiệu là Vinamilk,… Do đó, nhiều người không phân biệt được đâu là nhãn hiệu, đâu là tên thương mại, hai cái này có phải là một hay không? Dẫn đến việc nhầm lẫn khi tìm hiểu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là chuyển nhượng tên thương mại.
Trên thực tế, nhãn hiệu khác với tên thương mại. Một trong những điểm khác biệt giữa hai khái niệm trên dễ nhận biết nhất là tên thương mại thường được sử dụng lâu dài, liên tục trong suốt thời gian tồn tại chủ thể kinh doanh. Còn một số nhãn hiệu trong một số trường hợp chỉ được sử dụng cho một vài thế hệ hàng hoá, dịch vụ nhất định, nhà sản xuất có thể thay đổi cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng hoặc theo chiến lược kinh doanh của mình.
Từ đó, có thể cho thấy hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu khác với chuyển nhượng tên thương mại ở điểm cơ bản sau:
- Khi giao kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thường không đòi hỏi chủ sở hữu nhãn hiệu phải chuyển giao đồng thời toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh cho bên nhận chuyển giao, tức là nhãn hiệu có thể được chuyển giao quyền sử dụng một cách độc lập, không cần phải chuyển giao cùng với các loại tài sản khác của bên chuyển giao. Còn đối với tên thương mại, chủ sở hữu tên thương mại chỉ được phép chuyển nhượng tên thương mại cho người khác với điều kiện phải chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
- Việc chuyển giao quyền sử dụng đối với tên thương mại là hành vi bị cấm, tức là chủ sở hữu tên thương mại chỉ có thể chuyển nhượng (quyền sở hữu) tên thương mại chứ không được chuyển giao riêng quyền sử dụng tên thương mại cho chủ thể kinh doanh khác, trong khi đó nhãn hiệu thì có thể được chuyển giao quyền sử dụng mà không nhất thiết phải chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
- Phân biệt hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu với hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng. Trong khi đó nhượng quyền thương mại quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của việc chuyển giao, bên cạnh đó còn là sự chuyển giao về bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, cách thức tổ chức kinh doanh,… Như vậy, phạm vi đối tượng chuyển giao của hợp đồng nhượng quyền thương mại là rộng hơn rất nhiều so với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu.
- Trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu nhãn hiệu, cái mà các bên nhận chuyển giao hướng tới là việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ, thì trong hoạt động nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà các bên hướng tới là nắm giữ và vận hành một hệ thống kinh doanh mà trong đó bao gồm cả sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ cũng như các đối tượng khác chỉ là một bộ phận cấu thành giúp các bên đạt được mục đích của việc nhượng quyền thương mại.
- Trách nhiệm của bên nhận chuyển quyền trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu trên thực tế có phần lỏng lẻo do bên nhận chuyển quyền thường không chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn trong hoạt động kinh doanh từ bên chuyển quyền vì đây không phải là nội dung điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng. Trái lại, hợp đồng nhượng quyền thương mại bên nhận chuyển quyền phải chịu sự kiểm tra, giám sát, hướng dẫn của bên nhượng quyền trong suốt quá trình tổ chức kinh doanh kể từ thời điểm nhận nhượng quyền. Thậm chí nếu như bên nhượng quyền thương mại thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh thì bên nhận chuyển quyền thương mại cũng phải thay đổi theo.
DỊCH VỤ TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẠI CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ
Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động thương mại về quyền sở hữu công nghiệp. Nhận thấy được xu hướng phát triển ngày càng nhanh về vấn đề trên, Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Mang đến sự hài lòng và hiệu quả cao nhất dành cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và chính xác.
Thạc sĩ – Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại: NGUYỄN THÀNH TỰU
Điện thoại: 0916.303.656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY