Chuyển giao nhãn hiệu là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 141 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) “chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.” Do đo, có thể hiểu chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu (chuyển giao nhãn hiệu) là hoạt động mà chủ sở hữu cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình trong 1 phạm vi và thời hạn nhất định được thỏa thuận bởi các bên.

bi-mat-kinh-doanh
bi-mat-kinh-doanh

Nội dung chuyển giao nhãn hiệu

Dưới sự phát triển ngày càng nhanh của nền kinh tế thế giới, giờ đây “hàng hóa” không chỉ là những vật chất hiện hữu mà còn bao gồm thêm cả những đối tượng sở hữu trí tuệ. Vì vậy, nó có thể được đưa ra trao đổi, mua bán để thu về lợi nhuận và chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động thương mại về quyền sở hữu công nghiệp.

Hoạt động chuyển giao này được hiểu là chủ sở hữu cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sở hữu của mình dựa trên thỏa thuận có bao gồm điều kiện và còn được gọi là hoạt động li- xăng (license) khác với hoạt động “bát đứt” quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu.

Người nhận chuyển giao chỉ có quyền khai thác công dụng của nhãn hiệu để thu lợi nhuận bên trong khi quyền sở hữu của nhãn hiệu đó vẫn thuộc về chủ sở hữu là người chuyển giao.

Nội dung chủ yếu cần phải được thể hiện trong việc chuyển giao nhãn hiệu là chủ sở hữu của nhãn hiệu cho phép bên nhận chuyển giao có thể gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ,… để lưu thông, chào bán, quảng cáo, v.v.. Tuy nhiên chủ sở hữu nhãn hiệu không thể chuyển giao tất cả các nội dung nêu trên mà chỉ có thể chuyển giao một phần quyền sử dụng nhãn hiệu.

Hình thức chuyển giao nhãn hiệu

Hiện nay nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam ghi nhận hình thức chuyển giao nhãn hiệu phổ biến là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn gọi là hợp đồng li-xăng đối với nhãn hiệu.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng li- xăng phải được thể hiện bằng văn bản, có hiệu lực theo thỏa thuận của các bên và chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 khi đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu công nghiệp. Kể từ ngày hợp đồng li- xăng được đăng ký tại cục Sở hữu trí tuệ thì bên nhận chuyển giao có quyền sử dụng nhãn hiệu trong phạm vi và thời hạn nhất định kèm với điều kiện được các bên thỏa thuận giao kết trong hợp đồng đã được đăng ký theo quy định tại Điều 148 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2029, 2022). Chủ sở hữu không được từ bỏ quyền sử dụng nhãn hiệu trong thời hạn hợp đồng cũng như không được đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn mà không có sự đồng ý của bên nhận chuyển giao.

CÁC DẠNG HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Theo quy định tại Điều 143 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2029, 2022) thì các dạng dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu được cụ thể hóa thành các dạng sau đây:

  • Hợp đồng độc quyền: là hợp đồng mà trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên nhận chuyển giao được độc quyền sử dụng nhãn hiệu và bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu này với bất kỳ bên thứ 3 nào khác và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được bên nhận chuyển quyền đồng ý.
  • Hợp đồng không độc quyền: là hợp đồng mà trong thời hạn và phạm vi chuyển giao, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu, có quyền ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu không độc quyền đối với các bên khác.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: là hợp đồng mà trong đó bên chuyển quyền là người nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu từ một hợp đồng chuyển giao khác.
Cac-dang-hop-dong-chuyen-giao-quyen-su-dung-nhan-hieu (2)
Cac-dang-hop-dong-chuyen-giao-quyen-su-dung-nhan-hieu (2)

NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Căn cứ theo quy định tại Điều 144 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2029, 2022) thì hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phải có các nội dung sau đây:

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của cả 2 bên chuyển quyền và nhận chuyển quyền
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu: Quyết định đăng ký nhãn hiệu, quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, …
  • Dạng hợp đồng: độc quyền, không độc quyền, thứ cấp
  • Phạm vi chuyển giao bao gồm: giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ
  • Thời hạn của hợp đồng (thời hạn chuyển giao)
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu: Giá chuyển giao, phương thức thanh toán
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Điều kiện sửa đổi, chấm dứt, vô hiệu hợp đồng; Cách giải quyết khiếu nại, tranh chấp; Quy định bảo mật thông tin,…

Đồng thời, hợp đồng chuyển quyền không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý các quyền của bên nhận chuyển quyền theo khoản 2 Điều 144 Luật SHTT 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2029, 2022), nếu không hợp đồng sẽ mặc nhiên bị vô hiệu:

“2. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây:

  1. a) Cấm bên được chuyển quyền cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp, trừ nhãn hiệu; buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó
  2. b) Trực tiếp hoặc gián tiếp hạn chế bên được chuyển quyền xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ được sản xuất hoặc cung cấp theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp sang các vùng lãnh thổ không phải là nơi mà bên chuyển quyền nắm giữ quyền sở hữu công nghiệp tương ứng hoặc có độc quyền nhập khẩu hàng hóa đó;
  3. c) Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp
  4. d) Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.”

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Để thực hiện việc đăng ký chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển giao nắm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu đó cần chuẩn bị hồn sở đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu như sau:

  • 1 Bản chính: Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo mẫu số 02 tại Phụ lục IV Nghị định số 65/2023/NĐ-CP 
  • 2 Bản chính (hoặc bản sao đã công chứng, chứng thực): Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng bằng Tiếng Việt (nếu hợp đồng không phải là tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt); hợp đồng phải có chữ ký xác nhận của các bên ở từng trang hoặc là phải được đóng dấu giáp lai nếu như có nhiều trang.
  • 1 Bản chính: văn bản đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc đồng chủ sở hữu nhãn hiệu nếu là sở hữu chung)
  • Nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện thì phải có thêm 1 bản chính Giấy ủy quyền
  • 1 Bản sao: chứng từ nộp phí, lệ phí nếu nộp thông qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ

PHÍ, LỆ PHÍ CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

  • Phí đăng bạ Quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng công nghiệp: 120.000 đồng
  • Phí công bố Quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng công nghiệp: 120.000 đồng
  • Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: 230.000 đồng/ đối tượng.
  • Lệ phí cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng

HÌNH THỨC NỘP VÀ THỜI HẠN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Thời hạn giải quyết: 2 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ (không bao gồm thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót nếu hồ sơ chưa hợp lệ và được yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung)

Hình thức nộp hồ sơ: 

  • Trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ KH và CN
  • Trực tuyến thông qua trang web của Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ KH và CN
  • Thông qua dịch vụ bưu chính viễn thông

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ

Bước 2: Xử lý hồ sơ 

  • TH hồ sơ đăng ký hợp lệ
  • Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
  • Cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, đóng dấu đăng ký vào 2 bản hợp đồng, trao người nộp hồ sơ 1 bản và lưu trữ 1 bản
  • Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
  • Công bố quyết định cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
  • TH hồ sơ đăng ký có thiếu sót
  • Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng và nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 2 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót/ có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng.
  • Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa/ sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối/ ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

DỊCH VỤ TƯ VẤN, HỖ TRỢ CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU TẠI CÔNG TY LUẬT QUỐC TẾ NGUYỄN VÀ CỘNG SỰ

Chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là một hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động thương mại về quyền sở hữu công nghiệp. Nhận thấy được xu hướng phát triển ngày càng nhanh về vấn đề trên, Công ty Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng sự với đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu về pháp luật sở hữu trí tuệ, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Mang đến sự hài lòng và hiệu quả cao nhất dành cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ về chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết và chính xác.

quyen-so-huu-cong-nghiep-bi-xam-pham-nhu-the-nao
quyen-so-huu-cong-nghiep-bi-xam-pham-nhu-the-nao

Thạc sĩ – Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại: NGUYỄN THÀNH TỰU

Điện thoại: 0916.303.656

Email: dangkylogo@nvcs.vn

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn

Website: https://nvcs.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY