Phí tư vấn thành lập dоanh nghіệp trọn góі tạі chúng tôі đã gồm chі phí khắc cоn dấu và tоàn bộ lệ phí nộp chо Nhà nước:

Báo giá phí tư vấn thành lập doanh nghiệp

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Phí dịch vụ

Lệ phí

GÓI 1

1,500,000

1) Giấy tờ, Mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu

700,000

2) Dấu tròn loại tốt và mẫu dấu.

200,000

400,000

3) Đăng bố cáo tại mạng thông tin quốc gia

100,000

100,000

Tổng

1,000,000

500,000

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Phí dịch vụ

Lệ phí

GÓI 2

5,000,000 Giảm còn 3,700,000

1) Giấy tờ, Mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu

700,000

2) Dấu tròn loại tốt và mẫu dấu.

200,000

400,000

3) Đăng bố cáo tại mạng thông tin quốc gia

100,000

100,000

4) Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông/thành viên

100,000

5) Mở tài khoản ngân hàng tại ACB, BIDV, Vietcombank, Sacombank, Techcombank

Miễn phí

6) Xác nhận ngành nghề kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư

300,000

7) Thực hiện đăng ký thuế ban đầu, đăng ký nộp thuế điện tử

500,000

8) Khai trình lao động lần đầu

Miễn phí

9) Giảm 50%: Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử (200 số)

800,000

10) Giảm 50%: Đăng ký chữ ký số để kê khai qua mạng (1 năm)

1,800,000

Tổng

1,900,000

3,100,000

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Phí dịch vụ

Lệ phí

GÓI 3

6,480,000 Giảm còn 4,430,000

1) Giấy tờ, Mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu

700,000

2) Dấu tròn loại tốt và mẫu dấu.

200,000

400,000

3) Đăng bố cáo tại mạng thông tin quốc gia

100,000

100,000

4) Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông/thành viên

100,000

5) Mở tài khoản ngân hàng tại ACB, BIDV, Vietcombank, Sacombank, Techcombank

Miễn phí

6) Xác nhận ngành nghề kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư

300,000

7) Thực hiện đăng ký thuế ban đầu, đăng ký nộp thuế điện tử

500,000

8) Khai trình lao động lần đầu

Miễn phí

9) Giảm 50%: Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử (400 số)

1,000,000

10) Giảm 50%: Đăng ký chữ ký số để kê khai qua mạng (3 năm)

3,080,000

Tổng

1,900,000

4,580,000

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Phí dịch vụ

Lệ phí

GÓI 4

8,930,000 Giảm còn 6,890,000

1) Giấy tờ, Mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu

700,000

2) Dấu tròn loại tốt và mẫu dấu.

200,000

400,000

3) Đăng bố cáo tại mạng thông tin quốc gia

100,000

100,000

4) Soạn chứng nhận góp vốn và sổ đăng ký cổ đông/thành viên

100,000

5) Mở tài khoản ngân hàng tại ACB, BIDV, Vietcombank, Sacombank, Techcombank

Miễn phí

6) Xác nhận ngành nghề kinh doanh của sở kế hoạch đầu tư

300,000

7) Thực hiện đăng ký thuế ban đầu, đăng ký nộp thuế điện tử

500,000

8) Khai trình lao động lần đầu

Miễn phí

9) Giảm 50%: Đăng ký và phát hành hóa đơn điện tử (400 số)

1,000,000

10) Giảm 50%: Đăng ký chữ ký số để kê khai qua mạng (3 năm)

3,080,000

11) Bảng hiệu mica công ty

300,000

12) Dấu tên giám đốc

150,000

13) Tư vấn sửa điều lệ, cơ cấu tổ chức (2 giờ)
14) Tư vấn tối ưu chi phí cho doanh nghiệp (2 giờ)
Tổng

3,900,000

5,030,000

 

Cần chuẩn bị gì khi sử dụng dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp?

thành lập nhà hàng thường gặp những vấn đề gì
thành lập nhà hàng thường gặp những vấn đề gì

1. Những điều cần lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

1.1. Đối với việc đặt tên cho doanh nghiệp

(i) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:

– Loại hình doanh nghiệp:

Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

– Tên riêng:

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

+ Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

(ii) Những lưu ý khi đặt tên cho doanh nghiệp:

Trước khi đăng ký tên, doanh nghiệp nên tham khảo tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/.

Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký theo quy định của Pháp luật và quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

– Không được đặt tên doanh nghiệp (cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài), tên viết tắt của doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên, tên viết tắt của doanh nghiệp khác; trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản (Các trường hợp bị coi là có tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định cụ thể tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp 2020)

– Đồng thời, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp; trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

– Tên doanh nghiệp cũng không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Dịch vụ luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp hiệu quả
Dịch vụ luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp hiệu quả

1.2. Đối với trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

1.3. Ngành, nghề kinh doanh

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ- để ghi ngành, nghề kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Nếu có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì công ty lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trước; Sau đó, ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết đó phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Khi đó, ngành, nghề kinh doanh của công ty là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.

– Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

– Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm Pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

1.4. Vốn điều lệ, vốn đầu tư của doanh nghiệp

– Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

– Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

– Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp; trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó (còn gọi là vốn pháp định).

1.5. Các lưu ý riêng đối với từng loại hình doanh nghiệp

(i) Đối với công ty cổ phần

Vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Theo đó, cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty. Công ty cổ phần phải đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không bị hạn chế số lượng tối đa.

Bên cạnh đó, công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn. Nhờ đó mà công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn và linh hoạt hơn các loại hình doanh nghiệp khác.

Mặt khác, cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty cổ phần trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (không ảnh hưởng đến tài sản riêng, không dùng để góp vốn của cổ đông). Hơn nữa, cổ đông cũng có quyền tự do trong việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ một số hạn chế đối với cổ đông sáng lập và các hạn chế do Điều lệ công ty quy định được ghi rõ trên cổ phiếu).

(ii) Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên

Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên góp vốn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Thành viên góp vốn cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty TNHH hai thành viên trở lên trong phạm vi số vốn đã góp và công ty (trừ trường hợp thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên).

Bên cạnh đó, thành viên không được tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người khác mà phải tuân thủ theo quy định tại Điều 51, 52 và 53 Luật Doanh nghiệp 2023.

(iii) Đối với công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân góp vốn thành lập. Tổ chức hoặc cá nhân góp vốn thành lập chính là chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. 

Tương tự như công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định nhưng không được phát hành cổ phần (trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần).

(iv) Đối với công ty hợp danh

Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Trong đó:

– Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

– Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Lưu ý; công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

(v) Đối với doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp (là loại hình doanh nghiệp duy nhất chịu trách nhiệm vô hạn).

Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

Tương tự công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Đồng thời, doanh nghiệp tư nhân cũng không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

1.6. Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp như sau:

(i) Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

(ii) Trường hợp ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

(iii) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

(iv) Trường hợp ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì việc ủy quyền thực hiện theo trường hợp (ii) của Mục 1.5 này.

Thành lập doanh nghiệp đơn giản
Thành lập doanh nghiệp đơn giản

 

Dịch vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói – Hãy Bắt Đầu Kinh Doanh Của Bạn Ngay Hôm Nay!

Những Điều Bạn Cần Chuẩn Bị:

  1. Địa Chỉ Trụ Sở Công Ty: Kiểm tra địa chỉ có đáp ứng đủ điều kiện để đặt trụ sở công ty trước khi nộp hồ sơ.
  2. Tên Công Ty: Chọn tên phù hợp và kiểm tra tên có bị trùng hoặc vi phạm quy định pháp luật.
  3. Vốn Điều Lệ: Xác định số vốn điều lệ và loại tài sản góp vốn phù hợp với ngành nghề kinh doanh và quy mô công ty.
  4. Ngành Nghề Kinh Doanh: Xác định ngành nghề kinh doanh chính và áp mã theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam.
  5. Giấy Tờ Cá Nhân: Photo công chứng giấy tờ cá nhân trong vòng 6 tháng cho tất cả cá nhân tham gia góp vốn.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Của Chúng Tôi:

  • Tiết Kiệm Thời Gian: Chúng tôi xử lý các thủ tục pháp lý phức tạp, giúp bạn hoàn thiện hồ sơ và đăng ký nhanh chóng, chính xác.
  • Tiết Kiệm Chi Phí: Quy trình nhanh chóng giúp tiết kiệm chi phí phát sinh. Chúng tôi cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý.
  • Hạn Chế Rủi Ro Pháp Lý: Đội ngũ chuyên viên pháp lý và luật sư sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro pháp lý, đảm bảo mọi giao dịch và hoạt động kinh doanh tuân thủ đúng quy định pháp luật.

Lựa Chọn Loại Hình Công Ty Phù Hợp:

  • Số Lượng Thành Viên:
    • 1 thành viên: Công ty TNHH một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
    • 2 thành viên: Công ty hợp danh hoặc công ty TNHH hai thành viên.
    • 3 đến 50 thành viên: Công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên hoặc công ty cổ phần.
    • Hơn 50 thành viên: Công ty cổ phần.
  • Quy Mô Đầu Tư:
    • Quy mô nhỏ: Công ty TNHH một thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân.
    • Quy mô lớn: Công ty TNHH hai thành viên, công ty hợp danh hoặc công ty cổ phần.
  • Khả Năng Huy Động Vốn:
    • Công ty cổ phần: Huy động vốn dễ dàng qua phát hành cổ phiếu.
    • Công ty TNHH: Huy động vốn qua phát hành trái phiếu.

Các Loại Thuế, Phí Cần Đóng:

  • Thuế Môn Bài:
    • 2.000.000 đồng/năm cho doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng.
    • 3.000.000 đồng/năm cho doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng.
    • 1.000.000 đồng/năm cho chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh.
  • Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp (TNDN):
    • Tỷ lệ 20%, ngành khai khoáng 32% – 50%, ngành được ưu đãi 10%.
  • Thuế Thu Nhập Cá Nhân (TNCN):
    • Trích từ tiền lương và thu nhập của người lao động.
  • Thuế Giá Trị Gia Tăng (GTGT):
    • Phương pháp khấu trừ hoặc phương pháp trực tiếp, thuế suất 0%, 5%, 10%.

Liên Hệ Với Chúng Tôi Ngay Hôm Nay:

Công ty TNHH Luật Quốc tế Nguyễn và Cộng Sự – NVCS

  • Địa chỉ: 170 – 170Bis, Phạm Ngũ Lão, Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0916 303 656 (Tư vấn miễn phí).
  • Email: Luatsu@nvcs.vn

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn

Website: https://nvcs.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY