Nhằm hạn chế nguy cơ bị sử dụng trái phép nhãn hiệu tại thị trường quốc tế tại nước sở tại, đồng thời tránh các chi phí cho hoạt động tố tụng về vấn đề xác định chủ sở hữu của nhãn hiệu thì việc hiểu biết về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế rất đáng được quan tâm. Bài viết này giới thiệu về các thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam cũng như giới thiệu đến quý khách hàng về dịch vụ tư vấn của công ty NVCS về đăng ký nhãn hiệu.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế là gì?
Phạm vi bảo hộ nhãn hiệu trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đều theo nguyên tắc bảo hộ theo lãnh thổ, tức là chủ sở hữu của nhãn hiệu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình ở quốc gia cụ thể nào thì chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó. Do đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong việc quảng bá, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của mình tới các nước trên thế giới mà không bị chiếm đoạt về nhãn hiệu tại thị trường quốc tế thì cần lắm sự bảo hộ của quốc gia mà doanh nghiệp đang hướng tới phát triển.
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế được coi là một giải pháp cho vấn đề nêu trên, chủ sở hữu của nhãn hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ cho một quốc gia khác đề nghị quốc gia đó cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình để mở rộng phạm vi kinh doanh và tránh mọi hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu của bên thứ ba tại quốc gia đó.
Ví dụ: Công ty Hoàng Trần có trụ sở chính tại Việt Nam và thực hiện xuất khẩu bột mỳ tới thị trường Mỹ với cái tên Bột mỳ Hoàng Trần. Lúc này công ty Hoàng Trần cần đăng ký nhãn hiệu cho loại bột mỳ này tại thị trường Mỹ trước khi xuất khẩu để được đảm bảo quyền được bảo hộ nhãn hiệu, đồng thời tránh hành vi chiếm đoạt.
Một số cách thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Nếu muốn đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn có thể lựa chọn nộp đơn trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp đơn thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh của bưu điện. Các cơ quan có thẩm quyền của Cục Sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Trụ sở chính của Cục Sở hữu trí tuệ, nằm ở số 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, nằm ở Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Khi nộp đơn qua bưu điện, người nộp đơn phải chuyển tiền phí, lệ phí theo quy định qua dịch vụ của bưu điện, sau đó sao chép Giấy biên nhận chuyển tiền và gửi cùng với hồ sơ đơn đến địa chỉ của cơ quan có thẩm quyền của Cục Sở hữu trí tuệ mà người nộp đơn đã chọn để xác nhận việc nộp tiền.
(Lưu ý: Khi chọn phương thức nộp đơn qua bưu điện, người nộp đơn phải gửi hồ sơ đơn đến cơ quan có thẩm quyền của Cục Sở hữu trí tuệ cùng với bưu điện mà người nộp đơn đã chuyển tiền phí, lệ phí).
Giấy tờ, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam
- Mẫu nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);
- Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (nếu có).
- Giấy tờ pháp lý chủ đơn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh);
- Giấy tờ xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce);
- Dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use);
- Dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration).
- Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).
Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu quốc tế
Để đăng ký nhãn hiệu quốc tế, doanh nghiệp cần tra cứu trước để xem nhãn hiệu quốc tế có thể đăng ký được hay không. Như vậy, sẽ tránh được nguy cơ đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bị hủy bỏ do đã có đơn đăng ký hoặc nhãn hiệu tương tự được bảo hộ ở các nước khác. Khi chắc chắn nhãn hiệu không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, chủ đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid qua Cục Sở hữu Trí tuệ tới Văn phòng Quốc tế của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ, hồ sơ nộp đơn sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu khả thi
Thời gian chuẩn bị có thể dao động từ 3 đến 5 ngày làm việc tùy vào mức độ đầy đủ thông tin và tài liệu mà khách hàng cung cấp.
Bước 3: Tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ tại Văn phòng Quốc tế thông qua Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Sau đó, Cục Sở hữu Trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định và chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng Quốc tế của WIPO trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn hợp lệ.
Bước 4: Theo dõi tiến trình đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Để xác định ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế, WIPO sẽ căn cứ vào thời gian nhận được đơn từ Cục Sở hữu Trí tuệ. Nếu WIPO nhận được đơn trong vòng 2 tháng kể từ ngày nộp đơn tại Việt Nam, thì ngày nộp đơn quốc tế sẽ được tính bằng ngày nộp đơn tại Việt Nam. Ngược lại, nếu WIPO nhận được đơn sau 2 tháng, thì ngày nộp đơn quốc tế sẽ được tính bằng ngày nhận đơn tại Văn phòng Quốc tế. Sau khi nhận được đơn, WIPO sẽ kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu, nếu đơn đáp ứng các yêu cầu, WIPO sẽ dịch đơn sang các ngôn ngữ chính thức của hệ thống Madrid và công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp. Tiếp theo, WIPO sẽ chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu cho các Cơ quan đăng ký nhãn hiệu của các quốc gia thành viên mà chủ đơn yêu cầu bảo hộ. Đồng thời, WIPO sẽ đặt ngày bắt đầu tính thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 12 tháng (theo Thỏa ước) hoặc 18 tháng (theo Nghị định thư) cho các quốc gia đó. Nếu trong thời hạn thẩm định nội dung mà WIPO không nhận được thông báo từ chối bảo hộ nhãn hiệu từ các quốc gia đó, nhãn hiệu sẽ được coi là có hiệu lực tại các quốc gia đó.
Bước 5: Chờ thông báo kết quả nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Dịch vụ luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam của Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự
Với 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Nguyễn và Cộng sự tự tin cung cấp cho khách hàng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp khi cùng đồng hành trên con đường bảo vệ nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam. Các Luật sư Sở hữu trí tuệ đều được trang bị kiến thức chuyên môn đầy đủ, có thái độ chuyên nghiệp cũng như kinh nghiệm dày dặn. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Việt Nam.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn SHTT:
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại
Điện thoại: 0916.303..656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt – tiếng Anh
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY