Trong quá trình phát triển và hội nhập, chúng ta không còn xa lạ với việc bảo hộ đối với Quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, đã có nhiều thương hiệu trở nên lớn mạnh và phổ biến, do đó ngày càng có nhiều nhãn hiệu, sáng chế ra đời, và hình thành nên nhiều tài sản trí tuệ có giá trị. Tuy nhiên, việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn thường xuyên xảy ra, chính vì lý do đó, bài viết này giới thiệu về việc quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm như thế nào.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung) thì quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ như quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Một hành vi được xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi có đủ 4 điều kiện sau:
Thứ nhất, đối tượng bị xem xét có thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ hay không.
Thứ hai, liệu có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét hay không. Có thể kiểm tra tại các quy định từ Điều 7 tới Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP đối với từng đối tượng.
Thứ ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Thứ tư, hành vi bị xem xét đang xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác xảy ra tại Việt Nam. Kể cả là hành vi xảy ra trên internet hay mạng xã hội.
Quyền tác giả bị xâm phạm thế nào?
Luật SHTT quy định rằng các hành vi vi phạm quyền tác giả là bất hợp pháp. Các hành vi này có thể bao gồm cùng lúc nhiều hành vi hoặc riêng lẻ trong một trường hợp vi phạm. Theo Điều 28 Luật SHTT quy định về các hành vi xâm phạm quyền tác giả thì một số hành vi được coi là xâm phạm bao gồm: xuất bản tác phẩm, sử dụng, phân phối bản sao mà không được sự đồng ý của tác giả, mạo danh tác giả,…
Quyền liên quan đến quyền tác giả bị xâm phạm thế nào?
Luật SHTT quy định rõ ràng các hành vi vi phạm quyền liên quan tại Điều 35. Theo đó, các hành vi này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc sản xuất bản ghi âm, ghi hình cho mục đích thương mại mà không có sự cho phép của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, truyền tải cuộc biểu diễn mà không có sự đồng ý của người biểu diễn, phổ biến chương trình của tổ chức phát sóng mà không có sự cho phép của tổ chức phát sóng,…
Thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế bị xâm phạm thế nào?
Điều 126 Luật SHTT quy định rõ ràng các hành vi vi phạm quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí. Các hành vi này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc sử dụng sáng chế trong thời gian còn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không bồi thường theo quy định về quyền tạm thời,…
Quyền đối với bí mật kinh doanh bị xâm phạm thế nào?
Theo Điều 127 Luật SHTT, các hành vi vi phạm quyền liên quan đến bí mật kinh doanh được quy định rõ ràng. Các hành vi này bao gồm nhưng không giới hạn ở việc tiết lộ thông tin bí mật kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, lừa đảo, cám dỗ người có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh để lấy được thông tin bí mật kinh doanh,…
Quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và tên thương mại bị xâm phạm thế nào?
Điều 129 Luật SHTT nêu rõ các hành vi vi phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đó là sử dụng dấu hiệu giống với nhãn hiệu đã được bảo hộ cho các mặt hàng nằm trong danh mục đăng ký của nhãn hiệu đó, hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ cho các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về đặc điểm, chất lượng riêng biệt của sản phẩm có chỉ dẫn địa lý,…
Quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm thế nào?
Theo quy định của Điều 188 Luật SHTT, các hành vi sau đây là xâm phạm quyền của chủ văn bằng bảo hộ giống cây trồng: khai thác quyền mà không có sự đồng ý của chủ văn bằng, sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù, dùng tên giống cây trồng giống với tên của giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài,…
Dịch vụ Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ tại Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự
Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự đã tích lũy kinh nghiệm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được 14 năm. Chúng tôi có đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên nghiệp và có thái độ ứng xử tốt luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong việc nhận diện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời, giải quyết những tranh chấp, kiện tụng vì các hành vi xâm phạm đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn SHTT:
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại
Điện thoại: 0916.303..656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt – tiếng Anh
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY