Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo Luật sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với những sản phẩm trí tuệ do họ tạo ra hoặc sở hữu, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Nhờ đó, những người có đóng góp sáng tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật… sẽ được nhận diện và bảo vệ quyền lợi của mình. Ví dụ, một nhà phát minh có thể đăng ký sáng chế cho một thiết bị mới, một nhà văn có thể đăng ký bản quyền cho một cuốn sách mới, một nhà nghiên cứu có thể đăng ký giống cây trồng cho một loại cây mới…
Khi nào quyền tác giả bị xâm phạm?
Luật SHTT quy định rằng các hành vi vi phạm quyền tác giả là bất hợp pháp. Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quyền tác giả của một cá nhân/ tổ chức bị xâm phạm khi bản sao của tác phẩm được tạo ra một cách trái phép hoặc tác phẩm bị giả mạo tên tác giả hoặc bị chiếm đoạt tác phẩm,… Như vậy, một hàng hóa, sản phẩm có một trong số các yếu tổ trên thì bị coi là xâm phạm quyền tác giả.
Khi nào quyền liên quan đến quyền tác giả bị xâm phạm?
Khoản 2 Điều 7 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định rõ ràng quyền liên quan đến quyền tác giả bị xâm phạm khi có một hoặc nhiều sản phẩm gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền liên quan bị vô hiệu hóa trái phép hoặc cuộc biểu diễn bị ghi âm, ghi hình trái phép,…
Khi nào quyền đối với thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp và sáng chế bị xâm phạm?
Phạm vi bảo hộ sáng chế được bảo hộ thông qua Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được coi là cơ sở để xác định đâu là yếu tố xâm phạm quyền đối với sáng chế. Theo Điều 8 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi một hoặc nhiều bộ phận của sản phẩm bị trùng hoặc tương tự với sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; khi một hoặc nhiều quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;… thì được coi là xâm phạm quyền đối với sáng chế của chủ sở hữu.
Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là cơ sở để xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí. Theo Điều 9 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi một hoặc nhiều thiết kế bố trí được tạo ra do sao chép trái phép thiết kế bố trí đang được bảo hộ hoặc mạch tích hợp bán dẫn được làm ra một cách trái phép theo thiết kế bố trí đang được bảo hộ;… được coi là sản phẩm, hàng hóa xâm phạm quyền đối với thiết kế bố trí.
Theo Điều 10 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi trên sản phẩm bị xem xét có các đặc điểm tạo dáng hợp thành một tổng thể là bản sao mà gần như không thể phân biệt được sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu khác đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của người đó thì được coi là xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
Khi nào quyền đối với bí mật kinh doanh bị xâm phạm?
Theo Điều 127 Luật SHTT thì bí mật kinh doanh bị xâm phạm khi thông tin về bí mật kinh doanh bị tiết lộ mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu, bị lừa đảo, dụ dỗ người có trách nhiệm bảo vệ bí mật kinh doanh để lấy được thông tin về bí mật kinh doanh,…
Khi nào quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu và tên thương mại bị xâm phạm?
Theo Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi một hoặc nhiều dấu hiệu gắn trên hàng hoá, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch, phương tiện quảng cáo, biển hiệu và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ thì được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Theo Điều 12 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi một hoặc nhiều chỉ dẫn địa lý được thể hiện dưới dạng dấu hiệu gắn trên hàng hoá, biển hiệu, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch, phương tiện quảng cáo, phương tiện dịch vụ và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì được coi là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
Theo Điều 13 Nghị định 105/2006/NĐ-CP thì khi tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Khi nào quyền đối với giống cây trồng bị xâm phạm?
Theo Điều 14 Nghị định 105/2006/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 119/2010/NĐ-CP thì việc Sử dụng vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ để thực hiện hành vi chào hàng hoặc nhân giống hoặc xuất, nhập khẩu mà không được phép của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng; hoặc sử dụng tên của một giống cây trồng cùng loài với loài giống được bảo hộ mà tên này trùng tới mức nhầm lẫn với tên của giống được bảo hộ nói trên thì được xem là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng.
Dịch vụ Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ tại Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự
Với 14 năm kinh nghiệm về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Công ty Luật TNHH Nguyễn và Cộng sự cùng với đội ngũ luật sư được đào tạo chuyên nghiệp luôn sẵn sàng cùng quý khách hàng nhận diện các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mình, đồng thời, giải quyết các tranh chấp, kiện tụng vì các hành vi xâm phạm đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn SHTT:
Họ tên: NGUYỄN THÀNH TỰU
Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại
Điện thoại: 0916.303.656
Email: dangkylogo@nvcs.vn
Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.
Ngôn ngữ: Tiếng Việt – tiếng Anh
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!
Hotline: 0916.303.656 (Gọi ngay để được tư vấn miễn phí)
Email: luatsu@nvcs.vn
Website: https://nvcs.vn/
ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY