Quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Dựa trên Luật Sở hữu trí tuệ và các sửa đổi, bổ sung, sau đây là danh sách những đối tượng có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

Tác giả của sản phẩm đó hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả:

Tạo ra sản phẩm kiểu dáng công nghiệp bằng chính công sức, tài năng và chi phí của riêng mình.

Tổ chức, cá nhân đã bỏ ra khoản đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả:

Hình thức giao việc hoặc thuê việc.

Ngoài ra, đối tượng khác có thể ký kết với tác giả thông qua bằng văn bản chuyển giao quyền nộp đơn và cũng có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp, kể cả khi đơn đã được nộp lên Cục sở hữu trí tuệ.

quyen-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep
quyen-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

quyen-dang-ky-bao-ho-kieu-dang-cong-nghiep

Lưu ý: Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp đó cần tra cứu kiểu dáng công nghiệp thật kỹ lưỡng để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.

Trình tự đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 như thế nào?

Dưới đây là trình tự thực hiện quy trình đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn:

Chủ sở hữu muốn được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định pháp luật và nộp hồ sơ đã đăng ký tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ hoặc nộp tại các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ:

Kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện việc thẩm định hình thức của hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp trong thời gian khoảng 01 tháng.

Bước 3: Đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp được công bố:

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ ở Bước 2, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ công bố đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp trên Công báo.

Bước 4: Thẩm định nội dung hồ sơ:

Trong giai đoạn 07 tháng kể từ ngày công bố đơn ở Bước 3, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp. Tại Bước 5, có hai trường hợp có thể xảy ra:

(i) Cấp văn bằng bảo hộ: – Nếu kiểu dáng công nghiệp đáp ứng điều kiện bảo hộ, Cục sẽ ra thông báo cấp bằng và yêu cầu chủ đơn đóng phí cấp bằng.

(ii) Từ chối cấp văn bằng: – Nếu không đủ điều kiện bảo hộ, Cục sẽ ra thông báo dự định từ chối cấp văn bằng và cho chủ đơn một thời hạn để có ý kiến.

Bước 6: Đóng tiền phí cấp bằng, sau đó nhận văn bằng bảo hộ:

Trường hợp nếu nhận được thông báo cấp văn bằng, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải nộp tiền phí cấp bằng trong thời gian khoảng tầm 1-2 tháng.

Cục sẽ gửi Văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp về địa chỉ nơi mà bạn đã đăng ký khi làm đơn.

Trường hợp người làm đơn không có ý kiến phản hồi gì hoặc có nội dung phản hồi về ý định từ chối cấp văn bằng không có cơ sở, Cục sẽ đưa ra quyết định từ chối việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

trinh-tu-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep
trinh-tu-dang-ky-kieu-dang-cong-nghiep

Điều kiện đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 là gì?

Trước khi nộp hoàn tất hồ sơ đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp, bạn cần tìm hiểu và xem xét một cách cẩn thận các điều kiện bảo hộ theo quy định pháp luật, đặc biệt, cần đánh giá xem thiết kế của bạn có được xem là kiểu dáng công nghiệp hay không. Dưới đây là một số dạng thiết kế cơ bản không được công nhận là kiểu dáng công nghiệp:

Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài của các sản phẩm trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội:

Ví dụ: kiểu dáng máy in tiền giả, bom thư…

Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài do một số đặc tính kỹ thuật riêng biệt của sản phẩm mà bắt buộc phải có:

Ví dụ: đinh vít có thiết kế rãnh xoắn…

Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài của các loại công trình xây dựng dân dụng hoặc theo hướng công nghiệp:

Ví dụ: thiết kế nhà cửa, công trình, xưởng may,…

Thiết kế sản phẩm là hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà không thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng:

Ví dụ: hình dáng của kem đánh răng…

Khi sản phẩm được xác định là kiểu dáng công nghiệp, tức là không thuộc các trường hợp nêu trên, bạn cần đánh giá các điều kiện bảo hộ để đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp được hiệu quả thành công. Các điều kiện tiên quyết để đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp năm 2023 bao gồm như sau:

Tính mới:

Kiểu dáng công nghiệp chưa được bộc lộ tới công chúng dưới bất kỳ hình thức nào trước ngày nộp hồ sơ đăng ký.

Quy định này có ngoại lệ, ví dụ như kiểu dáng công nghiệp bị người khác bộc lộ trái phép hoặc được công bố bằng bài báo cáo khoa học.

Tính sáng tạo:

Kiểu dáng công nghiệp không thể được tạo ra dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

Nếu kiểu dáng công nghiệp chỉ là lắp ghép đơn thuần dựa trên các kiểu dáng đã có, không được coi là sáng tạo.

Lưu ý: Trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó cần tra cứu kiểu dáng công nghiệp một cách kỹ lưỡng để kiểm tra khả năng đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở đâu?

Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là một quy trình quan trọng để bảo vệ kiểu dáng của sản phẩm. Dưới đây là toàn bộ các phương thức bạn có thể sử dụng:

Nộp trực tiếp hoặc có thể nộp qua dịch vụ bưu chính:

Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu Trí tuệ.

Địa chỉ trụ sở chính của Cục Sở hữu Trí tuệ là: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể nộp tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17-19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Tại TP. Đà Nẵng, bạn có thể nộp tại Văn phòng đại diện Cục Sở hữu Trí tuệ tại Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn.

Nộp trực tuyến thông qua hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến:

Sử dụng Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu Trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

Để đăng ký trực tuyến, bạn cần có chữ ký số (USB Token) và phải đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Nộp đơn đăng ký thông qua Đại diện sở hữu công nghiệp:

Bạn có thể nộp đơn đăng ký thông qua tổ chức đại diện thuộc Sở hữu công nghiệp như Công ty Luật CIS.

Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp là tổ chức dịch vụ chuyên nghiệp, đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy phép và ghi nhận trong hệ thống quản lý của Cục.

Bạn chỉ cần ký vào Giấy ủy quyền, mọi giấy tờ, thông tin và giao dịch với Cục Sở hữu trí tuệ sẽ do tổ chức này chủ động tiến hành thực hiện.

 

Thông tin liên hệ luật sư tư vấn Sở hữu trí tuệ:

Họ tên: Nguyễn Thành Tựu 

Chức danh: Thạc sĩ– Luật sư – Trọng Tài viên Thương mại

Điện thoại: 0916.303.656

Email: dangkylogo@nvcs.vn

Lĩnh vực tư vấn: Đầu Tư Nước ngoài- Sở hữu Trí tuệ -M&A- Tranh chấp tại tòa.

 

luat-su-nguyen-thanh-tuu

 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ NHẬN TƯ VẤN NGAY HÔM NAY!

Hotline: 0916.303.656 (Gọi​ ngay đ​ể​ đ​ư​ợc​ tư​ vấ​n miễn​ phí)

Email: luatsu@nvcs.vn

Website: https://nvcs.vn/

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY